Bà Ung Thị Ngọc Hạnh (39 tuổi, vợ ông Điền) cho biết tháng 7-2011, ông Điền bị sưng chân, gia đình đưa đến một phòng mạch tư nhân gần nhà để điều trị. Tại đây ông được tiêm một mũi thuốc giảm đau, sau đó cho về nhà uống thuốc. Thời gian sau, vết đau ở mắt cá chân ngày càng đau nhức, da trên khắp cơ thể bắt đầu bong tróc như rắn lột da, hai tai nặng khó nghe, mắt mờ. Giọng nói ông cũng ú ớ khó nghe, toàn thân khó cử động...
Gia đình đưa ông đi Bệnh viện Bệnh nhiệt đới (TP.HCM) và được chẩn đoán bị dị ứng thuốc. Ông Điền lại được gia đình chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) điều trị nhưng gần hai tháng nằm viện bệnh tình vẫn không thuyên giảm. Sau thời gian dài điều trị, các bác sĩ mỗi nơi chẩn đoán mỗi khác, chỗ nói ông bị dị ứng thuốc, nơi nói ông bị nhiễm trùng máu, mủ màng phổi, hội chứng Steven Johnson... Tốn kém hơn 300 triệu đồng nhưng bệnh vẫn không giảm nên gia đình đưa ông Điền về nhà chăm sóc.
Ông Điền (thứ hai từ phải sang) trước khi bị bệnh - Ảnh: gia đình cung cấp
Ngày 13-9, ThS.BS Lê Thanh Hùng, trưởng phòng mạch Lê Thanh Hùng (ấp 6, xã Minh Lập, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước) hiện công tác tại Bệnh viện Đa khoa Bình Phước, cho biết tháng 7-2011 khi bệnh nhân Văn Viết Điền đến chữa trị bệnh, ông cho uống thuốc hạ sốt, thuốc bổ. Uống bốn ngày bệnh không giảm nên bác sĩ Hùng khuyên gia đình chuyển bệnh nhân Văn Viết Điền lên bệnh viện tuyến trên để điều trị.
Bác sĩ Hùng khẳng định trong quá trình chữa trị tại phòng mạch chỉ cho bệnh nhân Văn Viết Điền uống thuốc (các loại thuốc như trên) chứ không chích bất cứ mũi thuốc nào.
Tuổi Trẻ
► ĐỪNG QUÊN CHIA SẺ CHO BẠN BÈ CÙNG XEM BÀI VIẾT NÀY (▰˘◡˘▰)