Ngán ngẩm cảnh chi tiêu ngày Tết


● Những câu nói hay về tình yêu bằng hình ảnh
● Những câu nói tình yêu, lời chúc cho tình yêu hay nhất
● Những câu danh ngôn hay nhất về tình bạn
● Những câu nói hay nhất về phái đẹp
● Những câu nói vui buồn cười nhất
● Duyên nợ và lời Phật dạy trong tình yêu


Nghĩ đến Tết năm nay, không ít người lắc đầu chán nản. Tết là phải ăn, phải chơi, phải quà cáp trên dưới, phải đi lại nhiều… Nghĩa là phải chi bao nhiêu là khoản tiền cho các nhu cầu mỗi năm chỉ có một lầnnày. Thưởng Tết cắt giảm, chậm lương, giải bài toán chi tiêu Tết năm nay thật khó với nhiều người.

“Giảm ăn, ít mua sắm”

Có lẽ, đó là “phương châm” của không ít gia đình trong thời buổi kinh tế khó khăn hiện nay. Không khí mua sắm ở các trung tâm siêu thị, các chợ cũng có phần giảm sút so với mọi năm. Kết quả khảo sát về hành vi mua sắm của người tiêu dùng mới đây do Công ty nghiên cứu thị trường Nielsen Việt Nam thực hiện cho thấy, người tiêu dùng đang ngày càng thắt chặt hơn trong việc chi tiêu của mình, sức mua giảm rõ rệt. Nếu như trong năm 2011, có tới 60% người tiêu dùng đi mua sắm hàng tuần thì đến năm 2012 giảm xuống 40%, dịch chuyển từ mua sắm hàng tuần sang đi mua sắm 2 tuần/ lần. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, người tiêu dùng hiện nay có xu hướng giảm việc chi tiêu bên ngoài thay vào đó sẽ trở về nhà sinh hoạt nhiều hơn.

Xu hướng cắt giảm, thắt chặt chi tiêu đang lan rộng khắp thế giới chứ không riêng gì các bà nội trợ Việt Nam, và điều này càng thấy rõ hơn khi ngày Tết đang cận kề. Hầu hết các cửa hàng, cửa hiệu thời trang, mỹ phẩm trên mặt phố đều treo biển khuyến mại, giảm giá hàng tồn kho nhưng đều khá vắng vẻ. Các trung tâm thương mại cũng nằm trong tình trạng “vắng như chùa bà Đanh”, chủ yếu người đi chơi, đi xem chứ mua thì thực sự ít, có trung tâm còn phải đóng cửa. Các siêu thị điện máy, nếu như thời điểm này các năm trước đều đông vui tấp nập, giờ cũng chung tình trạng. May ra chỉ có các chợ, siêu thị bán hàng tiêu dùng thường ngày là có khách, nhưng doanh số cũng sụt giảm khá nhiều so với các năm trước.



Mọi năm, nhu cầu sắm Tết thường rất cao


Chị Minh Nguyệt, nhân viên kế toán một công ty xây dựng chia sẻ: “Năm nay thưởng Tết không có, lương tháng 1 và tháng 2 chưa chắc đã có đúng hạn nên nhà tôi cũng chưa biết xoay xở Tết ra sao, đành trông chờ vào khoản thưởng của chồng vậy. Tuy nhiên nhìn trước là thấy sẽ “ăn Tết nhỏ” hơn mọi năm nhiều rồi. Khoản biếu bố mẹ 2 bên mình không thể cắt giảm được nhưng sẽ cắt giảm tiền ăn uống và mua sắm, tiền lì xì cũng sẽ phải giảm đi khá nhiều”.

Còn chị lê Mai, một nhân viên tín dụng ngân hàng thì than thở: “Năm nay tiền lương giảm 40% rồi, ra Tết nghe nói còn giảm nữa, thưởng Tết cũng không được nhiều như năm trước nên mọi khoản chi tiêu Tết nhà tôi sẽ phải cắt giảm nhiều. Mọi năm trong nhà chơi cả đào và quất, nhưng năm nay chắc sẽ mua 1 thứ, sẽ không trang hoàng, thay mới nhiều đồ nội thất nữa, ăn uống cũng phải cơ cấu lại. Những năm trước, ngay từ mùng 2 cả nhà chúng tôi đã đi ăn ngoài hàng vì mải đi chơi ngại nấu, nhưng năm nay tôi sẽ mua thực phẩm về để sẵn trong tủ ăn Tết, đỡ phải ăn hàng hoặc mua ngày đầu năm, đắt đỏ lắm".

Tiết kiệm sao cho hiệu quả?

Trong thời buổi đồng tiền khó kiếm như hiện nay, nhà nào cũng phải thắt lưng buộc bụng chi tiêu cũng là điều dễ hiểu, và việc chi tiêu sao cho tiết kiệm và hiệu quả là điều quan tâm hàng đầu của nhiều bà nội trợ. “Ngân khố” có hạn mà Tết nhất thì có nhiều thứ phải sắm sửa, phải làm sao đây? Nhiều cách chi tiêu của mọi người mà bạn có thể tham khảo, cũng có nhiều người tích cực online, lên các diễn đàn để học hỏi kinh nghiệm chi tiêu và mua sắm cho gia đình trong dịp này. Có một số cách giúp các bạn có thể kiểm soát được vấn đề tài chính trong dịp Tết này, các bạn cũng tham khảo nhé:

- Lên danh sách những khoản cần chi tiêu: Lý thuyết này có vẻ như ai cũng thuộc lòng nhưng để thực hiện nó hiệu quả thì không phải ai cũng làm tốt. Bạn nên phân chia ra các đầu mục khoản chi như: biếu bố mẹ 2 bên, tặng quà cấp trên, cô giáo của con, mừng tuổi, tiền ăn, tiền trang trí nhà cửa, tiền đi lại, du lịch, mua sắm quần áo… và mỗi hạng mục chi bạn nên cố định một mức tiền.



Năm nay, nhiều gia đình chọn một cái Tết tiết kiệm và ấm cúng


- Lọc lại một lần nữa những khoản chi trên xem có thể cắt giảm được không và cắt giảm đến mức tối đa có thể. Những thứ thực sự không cần thiết như đi du lịch, thay mới nội thất cho không gian sống… bạn có thể để lại dịp khác khi tài chính dư dả hơn. Những đồ ăn uống cũng nên hạn chế, mua đủ dùng không quá thừa thãi, bởi đã xa rồi cái thời “ no 3 ngày Tết”. Trước ngày Tết, nếu có thời gian, bạn hãy tham khảo giá cả các mặt hàng cần thiết, tìm những đồ có khuyến mại giảm giá hoặc săn voucher cũng là một cách tốt. Cũng có người bật mí bí quyết bạn nên quản lý chi tiêu gia đình bằng phần mềm, ghi chép đầy đủ, rõ ràng để quản lý được tiền nong và hạn chế kịp thời những khoản phát sinh không đáng có.

Ông bà ta có câu “Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm”. Trước đây, các bà nội trợ từng chóng mặt với cơn “bão giá”, nay lại kéo theo tiền lương, thưởng eo hẹp trong khi giá cả sinh hoạt vẫn không giảm. Vì vậy, cách hữu dụng nhất vẫn là lên kế hoạch chi tiêu tiết kiệm hợp lý để gia đình bạn vẫn có một cái Tết vui vẻ và đầm ấm.




ĐỪNG QUÊN CHIA SẺ CHO BẠN BÈ CÙNG XEM BÀI VIẾT NÀY (▰˘◡˘▰)

Viết bình luận

Danh sách Blog của Tôi

Người hâm mộ trên Facebook

Xem nhiều trong tháng