Những pha toát mồ hôi của mẹ bầu


● Những câu nói hay về tình yêu bằng hình ảnh
● Những câu nói tình yêu, lời chúc cho tình yêu hay nhất
● Những câu danh ngôn hay nhất về tình bạn
● Những câu nói hay nhất về phái đẹp
● Những câu nói vui buồn cười nhất
● Duyên nợ và lời Phật dạy trong tình yêu


Chỉ cần bé ít cử động cũng đủ khiến mẹ bầu toát mồ hôi.

1. Tôi không cảm nhận mình đang mang thai

Nhiều chị em thắc mắc sao bạn bè mình khi mang bầu thì ốm nghén, đau tức bầu vú trong khi bản thân thì không có bất kỳ dấu hiệu mang thai nào.

Điều quan trọng là bạn hãy ăn uống đủ chất và từ bỏ các loại chất kích thích như rượu, thuốc lá, cà phê. Bạn sẽ thấy sự lo lắng này biến mất sau 3 tháng đầu của thai kỳ.

2. Tôi thấy mệt mỏi nên không ăn uống được gì

Việc ăn uống lúc này là cho cả bạn và em bé. Nếu vì ốm nghén quá mà bạn không ăn uống bình thường được như trước thì không nên quá lo lắng. Thai nhi không vì thế mà sẽ suy dinh dưỡng do bé được nhận nguồn dinh dưỡng dự trữ có từ trước của bạn rồi.

Giai đoạn đầu của thai kỳ, bé chưa đòi hỏi nhu cầu calo và các chất dinh dưỡng quá nhiều. Nhưng bươc sang tháng thứ 2, thứ 3 thì mẹ cần có một chế độ ăn uống nghiêm ngặt để tăng cân.

Lượng đường trong máu thấp làm tình trạng ốm nghén nặng hơn mặc dù ngay cả khi bạn không muốn ăn.


Mẹ bầu nên ăn ít và nhiều bữa trong ngày.

Các mẹ có thể ăn ít và nhiều bữa trong ngày. Trước khi đi ngủ bạn nên ăn nhẹ để khi thức dậy bạn không cảm thấy đói. Hãy để một gói bánh quy gần giường để ăn lúc nào bạn đói.

Cần uống nhiều nước để thay thế chất dịch bị mất khi nôn ói.

3. Tôi thường có những cơn đau bất thường

Thật dễ hiểu khi bạn mới mang bầu mà đã có những cơn đau quặn xuất hiện.

Nguyên nhân do hai bên tử cung và các dây chằng căng ra. Những cơn đau ngày càng tăng và có thể tiếp diễn trong suốt thời kỳ mang thai vì em bé càng ngày phát triển sẽ chèn ép lên các dây chằng và cơ bắp.

Nếu những cơn đau không diễn ra thường xuyên và không kèm theo sốt, ớn lạnh, chảy máu âm đạo thì không có gì để lo ngại.

Nếu bạn thấy cơn đau quặn, đau dai dẳng, đặc biệt có chảy máu ở giai đoạn 3 tháng đầu nên tới ngay bệnh viện để loại trừ việc có thai ngoài tử cung.

4. Bụng bầu của tôi không được to lắm

Vóc dáng, hình thể ở mỗi phụ nữ khác nhau nên khi mang thai, bụng bầu mỗi người cũng không ai giống ai. Đừng so sánh bụng của bạn với người khác. Điều quan trọng là bạn cần tập trung vào việc tăng cường dinh dưỡng để thai nhi phát triển bình thường.

Hãy nói chuyện với bác sĩ để yên tâm về kích thước của em bé.

5. Tôi mang thai ngoài dự định nên đã không bổ sung axit folic

Rất nhiều trường hợp mang thai ngoài kế hoạch nên 3 tháng trước khi có thai, chị em đã không bổ sung axit folic trong chế độ ăn uống hàng ngày.

Tuy nhiên, các nhà khoa học đã khuyến cáo mẹ bầu cần uống bổ sung 400 mcg axit folic hàng ngày trong vòng 12 tuần đầu tiên mang thai để giảm nguy cơ thai bị khuyết tật ống thần kinh. Do đó, hãy uống bổ sung nếu bạn vẫn đang trong thời hạn đó.

6. Đôi khi tôi không cảm thấy bé cử động

Thỉnh thoảng em bé đạp mẹ khiến bạn giật mình những bỗng dưng bạn không cảm nhận được bé đang cử động. Bạn rất hoang mang, lo lắng. Thật ra, bé cũng có lịch sinh hoạt của riêng mình. Nếu trong 12 giờ liên tục, mẹ không thấy bé có biểu hiện cử động thì nên nhờ bác sĩ kiểm tra.

Đôi khi vì bận rộn công việc mà có thể mẹ quên mất sự chuyển động của em bé thì có thể uống một ly nước lạnh để nhắc em bé di chuyển. Vào những tháng cuối khi thai nhi lớn dần. thì cử động cũng ít hơn.

7. Tôi đã uống nhiều rượu trước khi mang thai

Nếu bạn đang mang thai thì không nên uống rượu.

Nhiều người mang thai ngoài dự định nên trước khi mang bầu có thể họ hút thuốc và uống rượu. Hãy thay đổi thói quen và chăm sóc bản thân trước khi những điều đó làm ảnh hưởng xấu tới em bé của bạn.

8. Nếu không uống cà phê thì tôi sẽ mệt mỏi

Nếu bạn không thể thiếu tách cà phê trong một ngày thì không phải chuyện quá nghiêm trọng.

Sử dụng caffeine ở mức độ vừa phải sẽ không ảnh hưởng cho thai nhi nhưng người ta khuyến cáo không nên sử dụng quá 300mg một ngày. Với hàm lượng lớn hơn có thể tăng nguy cơ sẩy thai, sinh thiếu cân và các dị tật bẩm sinh.

Mẹ bầu cần chú ý hàm lượng cà phê uống mỗi ngày

Hàm lượng caffein tiêu chuẩn:

-3 cốc cà phê hòa tan (100mg mỗi cốc)

-3 tách cà phê pha ( 100mg mỗi tách )

-6 tách trà ( 50mg mỗi tách)

-8 lon cola hoặc 4 lon thức uống năng lượng ( 80mg mỗi lon )

-8 thanh sôcôla thô ( 50mg mỗi thanh )

9. Tôi bị ngã

Trong suốt thai kỳ bé được bảo vệ bởi màng nước ối. Cơ bụng của bạn đủ khoẻ, các thành tử cung cũng rất bền chắc để bảo vệ bé khỏi sự va chạm nếu bạn chẳng may vấp ngã.

Tuy nhiên nếu có bất kỳ cơn đau nào, chảy máu âm đạo hoặc ra nước ối thì bạn nên đi kiểm tra ngay lập tức.

Đây không phải việc quá nguy hiểm nhưng mẹ bầu cần tránh sử dụng pate, các sản phẩm sữa chưa tiệt trùng và pho mát mềm vì chúng có thể chứa listeria, một loại vi khuẩn có thể gây hại cho thai nhi.

10. Tôi đã ăn nhiều patê trước khi biết có thai

Đây không phải việc quá nguy hiểm nhưng mẹ bầu cần tránh sử dụng pate, các sản phẩm sữa chưa tiệt trùng và pho mát mềm vì chúng có thể chứa listeria, một loại vi khuẩn có thể gây hại cho thai nhi.

Cần tránh:

- Ăn trứng lòng đào, thịt nấu chưa chín hoặc sò ốc sống. Chúng có thể chứa vi khuẩn salmonella gây ngộ độc thực phẩm.

- Ăn nhiều gan và các sản phẩm bổ sung có chứa vitamin A có thể gây ra dị tật bẩm sinh.

- Thịt tái chưa nấu kĩ, thịt hun khói, jămbông, hoa quả rau xanh chưa rửa sạch. Chúng có thể chứa vi khuẩn toxoplasmosis gây sẩy thai hoặc dị tật các cơ quan nội tạng của bé.

- Hạn chế ăn dầu ăn sử dụng lại vì nó có thể chứa chất biến đổi.

- Tránh dùng các món chế biến từ cá mập, cá kiếm và cá cờ vì chúng chứa hàm lượng lớn thủy ngân có thể gây hại cho sự phát triển hệ thần kinh của bé. .

11. Quan hệ tình dục sẽ làm ảnh hưởng tới thai nhi

Quan hệ tình dục vẫn có thể diễn ra bình thường trong thời gian mang thai. Em bé đang nằm trong túi ối, nó giống như màng đệm để bảo vệ thai an toàn.

Tuy nhiên, nếu bạn đang có tiền sư bị nhau tiền đạo, đẻ non thì nên tham khảo ý kiến chuyên gia để quan hệ tình dục an toàn.

Quan hệ tình dục khi mang thai vẫn an toàn cho em bé nếu mẹ bầu biết cách.

Cần đi thăm khám nếu bạn nhận thấy các triệu chứng bất thường sau khi giao hợp, chẳng hạn như đau, chảy máu, tiết dịch hay co thắt.

12. Đi máy bay rất nguy hiểm

Hầu hết các hãng hàng không cho phép thai phụ được lên máy bay nếu đã 36 tuần thai. Nếu cần di chuyển bằng máy bay thì cũng phải từ tuần 28 trở đi và cần giấy bảo đảm của bác sĩ chuyên khoa. Mẹ bầu cũng nên cân nhắc về khoảng cách bay.

Bạn hãy tránh các chuyến bay hơn mười tiếng. Nếu bạn ở trên cao trong thời gian dài, bé sẽ không được cung cấp đủ oxy. Điều này có thể gây ra suy thai hoặc ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

13. Tôi đã tiêm phòng trước khi tôi biết mình mang thai

Bạn đừng quá lo lắng. Nguy cơ mắc bệnh tại điểm đến của bạn có thể là tồi tệ hơn nhiều so với nguy cơ của lý thuyết tiêm chủng.

14. Tôi có nguy cơ nhiễm vi khuẩn toxoplasmosis từ chó mèo

Thực tế nguy cơ này không lớn, chỉ khoảng 1/ 500 phụ nữ mang thai bị.

Việc phòng ngừa tốt nhất là luôn đi găng tay, khẩu trang khi phải tiếp xúc với chó mèo hoặc nơi chứa rác thải. Sau rửa tay cẩn thận.

15. Nếu chơi thể thao sẽ ảnh hưởng tới em bé

Trên thực tế, đi bộ hoặc tập yoga thường xuyên trước khi sinh sẽ có tác dụng rất tốt cho chuyện sinh nở.

Mẹ bầu chỉ chú ý không tập các môn thể thao nguy hiểm như trượt tuyết, cưỡi ngựa, chạy bộ…vì chúng các hoạt động này sẽ ảnh hưởng đến tử cung của thai phụ.

16. Ngồi trước máy tính cả ngày sẽ khiến bé bị nhiễm độc phóng xạ

Tuy nhiên, công việc bạn vẫn phải hoàn thành. Không có bằng chứng nào chứng minh mối liên hệ giữa các mức bức xạ thấp phát ra từ máy tính có thể gây sẩy thai hoặc dị tật thai nhi.

Ngồi lâu có thể khiến bạn đau lưng. Mẹ bầu nên đứng lên đi lại thường xuyên.

17. Vì bị nhiễm trùng đường tiết niệu, tôi dùng kháng sinh sẽ ảnh hưởng cho em bé

Nếu không điều trị sẽ còn tồi tệ hơn. Nếu không điều trị, 30% bệnh sẽ phá triển thành nhiễm trùng thận. Bạn có thể sốt cao và sinh non.

Các bác sĩ chuyện khoa sẽ khoa toa thuốc an toàn cho mẹ bầu.

18. Hình ảnh siêu âm khi 20 tuần cho thấy nhau thai của tôi ở vị trí thấp

Đây là giai đoạn nhau thai nằm thấp trong giữa thai kỳ. Có một tỷ lệ phần trăm rất nhỏ khi thai nhau chạm vào cổ tử cung gây chảy máu nặng thì cần đi khám ngay. Nếu nhau thai không tiếp tục di chuyển thì trong khoảng 38 tuần bạn sẽ sinh bé.

19. Nhuộm tóc sẽ gây hại cho em bé

Các hoá chất trong thuốc nhuộm tóc không có độc tính cao. Cũng chưa có các bằng chứng khoa học chứng minh chúng có thể gây hại cho thai nhi.

Tuy nhiên, do mẹ bầu sẽ có sự rối loạn hormone khi mang thai nên nếu làm tóc thời điểm này thì màu tóc nhuộm nhanh mất màu hoặc tóc không xoăn.

20. Trong lần kiểm tra gần đây, huyết áp của tôi khá cao

Nó sẽ không làm ảnh hưởng tới em bé và sẽ nhanh chóng trở lại bình thường.

Tuy nhiên nếu huyết áp cao đi kèm với hiện tượng sưng, phù đặc biệt là bàn chân, bàn tay, mặt kèm theo đó buồn nôn, đau bụng, đau đầu, mờ mắt , tiểu vàng thì cần đi khám lập tức.

Đây có thể là dấu hiệu tiền sản giật .Trường này chỉ xảy ra từ 5 đến 10% và có khả năng đe dọa tính mạng cho mẹ và bé. Trong trường hợp nặng, biện pháp duy nhất là sinh sớm.

Hãy thư giãn để loại bỏ những lo lắng

1. Tìm một nơi yên tĩnh để ngồi hoặc nằm nghỉ, nghe một bản nhạc êm dịu nếu nó giúp bạn thoải mái.

Hãy thư giãn cùng bé bằng bản nhạc bạn thích.

2. Hít một hơi thật dài, sâu qua mũi, sau đó thở ra từ từ qua miệng. Hãy tưởng tượng những căng thẳng và lo lắng của bạn đang thoát ra cùng hơi thở.

3. Nói với bản thân rằng bạn đã làm những điều tốt nhất cho em bé, việc thư giãn này là tốt cho cả bạn và con. Hãy hình dung niềm hạnh phúc khi bạn ôm bé vào lòng.

4. Tưởng tượng bạn đang ở một nơi có không khí trong lành, mát mẻ. Hít thở sâu để lồng ngực căng tràn oxy.




ĐỪNG QUÊN CHIA SẺ CHO BẠN BÈ CÙNG XEM BÀI VIẾT NÀY (▰˘◡˘▰)

Viết bình luận

Danh sách Blog của Tôi

Người hâm mộ trên Facebook

Xem nhiều trong tháng