Chuyện ly kỳ ở đền 'tìm xác'


● Những câu nói hay về tình yêu bằng hình ảnh
● Những câu nói tình yêu, lời chúc cho tình yêu hay nhất
● Những câu danh ngôn hay nhất về tình bạn
● Những câu nói hay nhất về phái đẹp
● Những câu nói vui buồn cười nhất
● Duyên nợ và lời Phật dạy trong tình yêu


Người dân Tân Kỳ (Nghệ An) vẫn truyền tai nhau, chỉ cần tới cầu ở đền 'song thần ngọc nữ' thì xác người thân chết trôi sẽ lập tức nổi lên.

Một trong những điều kỳ lạ về ngôi đền là xác chết trẻ hay già, thời gian bao lâu, khi thân nhân đến cầu xin thì ít giờ sau xác chết sẽ trôi về dưới chân ngôi đền. Đền “Song thần ngọc nữ” nằm bên dòng sông Con hiền hòa, thơ mộng (thuộc xã Nghĩa Hợp, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An) đã hứng chịu sự bào mòn của nắng mưa, bao thăng trầm lịch sử…

Một số già làng, trưởng bản cho biết, từ khi lớn lên đã thấy ngôi đền xuất hiện, tọa lạc trên đỉnh núi Vực Lồ quay mặt về hướng Tây - Bắc. Phía trước là dãy núi hình “Hổ phục”; phía trên là đám mây trắng có hình “Rồng chầu” xuống đền, phía dưới là dòng sông Con làm yếu tố minh đường, xung quanh ngôi đền có nhiều cây đại thụ tạo nên sự linh thiêng, uy nghi...

Theo truyền khẩu, xưa kia, có hai chị em họ Trần, người chị leo lên hái thị, người em ở dưới gốc bị con hổ nhảy đến vồ chết. Người chị ở trên ngọn cây hoảng sợ rơi xuống sông chết đuối. Nhưng hổ không ăn thịt mà kéo xác người chị lên núi, vùi xác bên gốc cây thị. Sau đó, bà con dân làng làm lễ tế trời đất, cầu nguyện cho linh hồn hai chị em được siêu thoát. Vua Trần biết chuyện đã phong ngôi đền là “Song thần ngọc nữ”.

Một điều lạ kỳ người dân sống quanh đền “Song thần ngọc nữ” đều có sức khỏe phi thường, ít ốm đau, tuổi thọ cao, con em học hành đỗ đạt, làm ăn thì “mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt”.



Ông Nguyễn Xuân Đôn từng cầu xin "Hai bà" cho mọc lên 2 cây thị che bóng cho khách du lịch để việc chèo đò của mình được thuận lợi. Nếu được ông sẽ góp gạch xây đền thờ "Hai bà". Quả nhiên, 2 tháng sau, 2 cây thị xuất hiện.

Chị Hoài kể, cách đây 2-3 năm, bà Nguyễn Thị Quỳnh, (52 tuổi) có con gái là Cao Thị Chinh (10 tuổi) ở xã Nghĩa Đồng đi chăn trâu không may sẩy chân rơi xuống sông chết đuối. Do sông sâu, nước chảy xiết, lại đục nên thân nhân thuê thợ lặn, huy động dân làng dùng mọi phương tiện tìm 4-5 ngày mà vẫn không tìm thấy xác.

Bố mẹ khóc đứng khóc ngồi, không ăn không uống được gì thì nghe tin mua lễ lên đền “Song thần ngọc nữ” cầu xin, “Hai bà” sẽ chỉ xác cháu cho. Vừa cầu xin 1-2 tiếng sau thì xác cháu Chinh dập dờn trôi vào bên chân ngôi đền.

Anh Trần Văn Tùng, ở nông trường Cờ Đỏ, huyện Nghĩa Đàn sống bên bờ sông Con có con trai là Trần Văn Thanh (4 tuổi). Vì đi làm rẫy nên anh chị đành để người chị 10 tuổi ở nhà trông em. Người chị mải chơi đã để em rơi xuống sông. Tá hỏa đi tìm, thuê thợ lặn tìm con nhưng vô vọng. Anh Tùng lăn ra ốm, nghe bà con mách bảo mua lễ đến đền “Song thần ngọc nữ” cầu xin “Hai bà” là xác con sẽ nổi lên. Thật kỳ lạ, xác đứa con trai đã nổi lên bên ngôi đền.

Tiếng lành đồn xa, khi có người chết đuối không tìm thấy xác, thân nhân đã tìm đến đền “Song thần ngọc nữ” để cầu xin “Hai bà” tìm xác. Theo ông Trần Văn Hợp (ở xã Nghĩa Hợp), từ khi người dân các xã Tây Hiếu (Nghĩa Đàn), Nghĩa Đồng, Nghĩa Hợp (Tân Kỳ),… chuyển lên đây khai hoang lập làng, làm ăn đã xảy ra hàng trăm trường hợp chết đuối phải đến đền để xin lại xác.

Theo nhiều người dân thì đền “Song thần ngọc nữ” còn là nơi cầu xin cho những cặp vợ chồng hiếm con, muộn con, xin sinh con trai. Anh Lê Duy Linh, 39 tuổi, ở phường Quang Tiến, thị xã Thái Hòa, huyện Nghĩa Đàn, cho biết: "Là con trưởng, gia đình gia giáo, tôi được ăn học đến nơi đến chốn có nghề nghiệp ổn định. Khi tôi lập gia đình, bố mẹ rất vui, nhưng không biết nguyên nhân là do vợ hay chồng, con trai đầu của chúng tôi có dấu hiệu bệnh bại não, nhiều lần sau vợ tôi cứ mang bầu đi siêu âm lại phát hiện thai có triệu chứng như vậy. Tôi buồn chán, bỏ bê công việc".

Nghe tin sắm lễ lên đền “Song thần ngọc nữ” cầu xin là sinh được con trai, lúc đầu, anh Linh ái ngại, cho đó là chuyện hoang đường, nhưng bố mẹ và anh em khuyên nên đi: "Đúng mấy tháng sau vợ tôi mang bầu đi siêu âm là con trai, thai nhi phát triển bình thường, khỏe mạnh. Đúng 9 tháng 10 ngày, vợ tôi sinh hạ thằng con trai bụ bẫm, khỏe mạnh, ai ai cũng đến chúc mừng. Sau đó tôi và bố mẹ đã đến tạ ơn “Hai bà”. Tuy nhiên, nhiều người nghe chuyện này cũng cho rằng đó chỉ là sự trùng hợp"

Người dân ở đây còn truyền miệng nhiều câu chuyện ly kỳ khác. Ông lão chèo đò đã cầu khấn nếu “Hai bà” có linh thiêng thì mọc lên hai cây thị trước cửa đền để che bóng mát cho du khách thập phương nghỉ ngơi, tôi sẽ xây đền thờ “Hai bà”, đúng 2 tháng sau đã mọc lên 2 cây thị (gọi là thị chị và thị em).

Ông lão chèo đò là Nguyễn Xuân Đôn (77 tuổi) hơn 20 năm gắn bó với nghề đưa khách qua sông. Làm theo lời hứa với “Hai bà” cũng là có chỗ thờ cúng cho du khách đến viếng đền, ông lão chèo đò đã tích góp tiền bạc, tự tay xây dựng lên ngôi đền linh thiêng này.

Ông Trần Đắc Tuyển (75 tuổi) thuộc Hội đồng gia tộc dòng họ Trần cho biết: "thời gian tới, dòng họ Trần chúng tôi sẽ bàn bạc với nhau gặp cụ Đôn xin phép trùng tu, tu bổ và xây dựng thêm Hạ viện để hoàn thành tổng thể ngôi đền, có Thượng viện, Trung viện và Hạ viện. Đồng thời, tạo điều kiện cho du khách thập phương cả nước đến cầu nguyện có chỗ nghỉ ngơi"

Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Chủ tịch UBND xã Nghĩa Hợp, cho biết: Ngôi đền “Song thần ngọc nữ” rất linh thiêng, đã trên 1.000 tuổi. Đền là điểm đến tâm linh cho du khách khắp nơi cầu an, cầu phúc… Đền “Song thần ngọc nữ” là một trong những di tích văn hóa lâu đời ở huyện Tân Kỳ nói riêng và tỉnh Nghệ An nói chung cần được bảo tồn và gìn giữ.

Theo Pháp Luật & Xã Hội

* Tên các nhân vật đã được thay đổi




ĐỪNG QUÊN CHIA SẺ CHO BẠN BÈ CÙNG XEM BÀI VIẾT NÀY (▰˘◡˘▰)

Viết bình luận

Danh sách Blog của Tôi

Người hâm mộ trên Facebook

Xem nhiều trong tháng